You are here

Vải satin là gì? ưu nhược điểm của vải satin?

Chúng ta hay bắt gặp các mẫu quần áo, chăn ga gối đệm sử dụng vải satin, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại vải này. Vậy vải satin là gì và tại sao nó lại trở lên phổ biến đến như vậy?

Vải satin là gì?

Vải satin (hay còn gọi là vải sa tanh) là loại vải được làm bằng sợi polyester, sợi tơ tằm hoặc sợi viscose, được sản xuất thông qua kỹ thuật đan kết giữa những sợi ngang và sợi dọc với nhau (dệt vân đoạn).

Vải satin

Vải satin

Việc áp dụng kỹ thuật dệt phân đoạn sẽ giúp tách biệt bề mặt của vải làm 2 phần rõ rệt, một mặt có nhiều sợi ngang song song sẽ có độ bóng cao hơn so với mặt còn lại có nhiều sợi dọc song song. Khi sử dụng chất liệu khác nhau sẽ cho ra vải satin có độ bóng, độ nặng nhẹ, khả năng mềm mại khác nhau.

Lịch sử ra đời của vải satin

Cách đây khoảng 2000 năm tại Trung Quốc việc trồng tơ rất phổ biến, những người phụ nữ đã sử dụng tơ tằm để tạo ra vải satin và sử dụng vải này để may quần áo, tư trang. Do lúc đó công nghệ còn lạc hậu, vải satin lại phải trải qua quá trình sản xuất tốn nhiều công sức nên trong một thời gian dài loại vải này chỉ được sử dụng bởi giới thượng lưu. Từ "satin" có nguồn gốc bởi từ "Zaitun", đây vốn là tên gọi cảng Tuyền Châu - Trung Quốc trong tiếng Ả Rập.

Mặc dù xuất hiện từ lâu tại Trung Quốc nhưng mãi cho tới sau này bí mật về loại vải này mới dần được hé lộ và lan ra các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Cho tới thế kỷ 12, Italia đã trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất được vải satin và đưa nó trở lên phổ biến khắp châu Âu vào thế kỷ 14.

Nguyên liệu sản xuất vải satin

Vải satin được sản xuất từ nhiều loại sợi khác nhau nhưng ngày nay phổ biến nhất vẫn là sợi polyester, sợi tơ tằm và sợi viscose bởi đây là các loại sợ có độ bóng cao, phù hợp với đặc tính cần có của vải satin.

Các loại sợi tạo lên vải satin

Tham khảo bài viết lụa tơ tằm là gì?

Ưu điểm của vải satin

  • Đẹp, có tính thẩm mỹ cao
  • Có thể sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau (quần áo, chăn ga gối...)
  • Bề mặt bóng, mượt dễ vệ sinh.
  • Màu sắc đa dạng, dễ dàng tạo hoa văn theo ý muốn.

Nhược điểm của vải satin

  • Độ bền kém
  • Khó giữ nếp chính vì vậy nên giặt tay chứ không nên giặt máy.
  • Giá thành cao

Các loại vải satin phổ biến

Tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất, vải satin được chia ra làm các loại vải sau

Vải satin Antique: Là loại vải được dệt bằng các sợi xơ nhưng không đều nhau, có trọng lượng lớn hơn vải satin khác và có độ bóng mờ, thường được sử dụng để làm rèm cửa, vải nỉ...

Vải satin Baronet: Là loại vải được dệt bởi sợi dọc là chất liệu Rayon và sợi ngang là bông, đây là loại vải có màu sắc tươi sáng nên thường được sử dụng làm các sản phẩm có tính trang trí, vải lót đệm...

Vải satin Charmeuse: Là loại vải được dệt bằng các sợi xoắn có tính chất cứng và sợi crepe, có một mặt bóng và một mặt lì, thường được sử dụng trong ngành may mặc.

Vải satin Crepe-back: Loại vải này có độ bóng mượt và sáng ở mặt trước, mặt sau sáng mờ, linh hoạt chính vì vậy được sử dụng nhiều trong ngành may mặc.

Vải satin Duchess: Đây là loại vải satin nặng, cho khả năng giữ hình dạng tốt chính vì thế hay được sử dụng để sản xuất quần áo và các phụ kiện thời trang.

Vải satin Messaline: Loại vải này có tính chất nhẹ và mềm, được dệt từ rayon hoặc lọa, có độ bóng và sáng cao, thường sử dụng trong ngành may mặc quần áo.

Vải satin Monroe: Do loại vải này có đặc tính cứng, lì nên thường được sử dụng để làm phụ kiện thời trang như túi xách, cavat...

Vải satin Panne: Loại vải này được làm từ lụa có độ bóng và độ cứng cao, thường được sử dụng trong ngành may mặc nhất là các trang phục dạ hội.

Vải satin Slipper: Đây là loại vải có tính chất nhẹ, bề mặt trước mờ, mặt sau là chất liệu bông nên thường được làm các đồ thủ công handmade, may mặc.

Ứng dụng của vải satin

Do có nhiều ưu điểm nên vải satin được ứng dụng sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quần áo, chăn ga gối đệm... và được người dùng đánh giá rất cao. 

Vải satin được sử dụng phổ biến để sản xuất quần áo và chăn ga gối đệm

Sản phẩm có thể bạn quan tâm!

man-khung-xep-viet-nam-mkx01
MKX01
1.100.000 ₫
1.000.000 ₫
bo-chan-ga-goi-cg20
CG20
Miễn phí vận chuyển
13.500.000 ₫
11.200.000 ₫
bo-chan-ga-goi-cg16
CG16
Miễn phí vận chuyển
13.500.000 ₫
11.200.000 ₫
bo-chan-ga-goi-cg44
CG44
4.000.000 ₫
3.750.000 ₫
giuong-ngu-gn01
GN01
25.800.000 ₫
21.300.000 ₫
CG28
Miễn phí vận chuyển
15.300.000 ₫
11.200.000 ₫