You are here
Bệnh sốt vàng là gì, cách phòng chống bệnh sốt vàng?
Từ lâu bệnh sốt vàng được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm, có tính lây lan cao khi bị muỗi đốt. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh sốt vàng cao do đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên nhiều muỗi. Vậy bệnh sốt vàng là gì? nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt vàng?
Bệnh sốt vàng là gì?
Bệnh sốt vàng là một loại bệnh gây ra bởi virus, những người bị bệnh sốt vàng sẽ có làn da màu vàng nên còn được gọi là bệnh vàng da. Bệnh lây lan từ người này sang người khác do bị muỗi đốt (muỗi Aedes hoặc Haemagogus), những người bị bệnh sốt vàng có khả năng lây nhiễm cho người khác 5 ngày trước khi có triệu chứng cụ thể của bệnh.
Bệnh sốt vàng
Triệu chứng của bệnh sốt vàng
Nhìn chung những người bị bệnh sốt vàng thường chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng, một số triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt vàng bao gồm:
- Sốt đột ngột
- Đau đầu dữ dội
- Có cảm giác ớn lạnh
- Đau vùng lưng
- Đau nhức toàn thân
- Cảm giác buồn nôn, ói mửa
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu.
Trong nhiều trường hợp các triệu chứng này sẽ giảm và hết hẳn trong 1 tuần, với những người có sức đề kháng yếu thì thời gian kéo dài lên tới 1 tháng, thậm chí nặng hơn với các triệu chứng như:
- Sốt cao
- Da vàng hơn bình thường
- Chảy máu
- Cơ thể bị sốc
- Suy tạng
Do bệnh sốt vàng có khả năng gây chết người chính vì vậy khi phát hiện bản thân có những hiện tượng như trên bạn nên tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Cách phòng chống bệnh sốt vàng
Bệnh sốt vàng là bệnh có thể phòng chống được theo các cách sau:
Tiêm vắc xin: Đây là cách đơn giản và nhanh nhất, vắc xin phòng bệnh sốt vàng đã có từ 80 năm trước, bạn nên tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh từ 9 tháng tuổi trở lên hoặc cho những người sống trong môi trường ẩm thấp, có nhiều muỗi, những nơi có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng cao. Vắc xin có khả năng bảo vệ người được tiêm suốt cuộc đời chính vì vậy vì sức khỏe của bạn và gia đình bạn nên tiêm vắc xin ngay khi có thể.
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt vàng
Bạn cũng cần chú ý trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm vắc xin sốt vàng, hoặc những ai dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Một số những người thuộc các đối tượng dưới đây không nên tiêm vắc xin sốt vàng:
- Những người bị HIV/AIDS hoặc bị bệnh khác ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể.
- Đang trải qua các điều trị y tế khác ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như cấy ghép, ung thư...
- Những người bị rối loạn tuyến ức.
- Người lớn từ 60 tuổi trở lên.
- Trẻ sơ sinh dưới 8 tháng tuổi.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Chống muỗi: Sử dụng các phương pháp chống muỗi truyền thống như phun thuốc xịt muỗi hay sử dụng màn ngủ cũng là cách hạn chế bị bệnh sốt vàng, ngoài ra cách này còn tránh được các bệnh khác lây truyền qua đường muỗi đốt như sốt rét, sốt xuất huyết..
Tham khảo bài viết Muỗi – sát thủ gây ra cái chết nhiều nhất cho con người!
Việc sử dụng điều hòa hoặc rèm cửa cũng hạn chế rất nhiều muỗi, bạn cũng nên mặc quần áo dài tay nếu thời tiết cho phép.
Cách điều trị bệnh sốt vàng
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt vàng, khi bị bệnh sốt vàng thì người bệnh nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn tình trạng mất nước. Khi bị sốt và đau đầu bạn cũng cần uống thuốc để giảm bớt tình trạng của bệnh, không nên sử dụng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không chứa steriod (như NSAID hoặc ibuprofen, naproxen) giúp giảm nguy cơ chảy máu. Trường hợp diễn biến bệnh nặng bạn cần nhập viện để các bác sĩ tiện theo dõi và chăm sóc.