You are here
Tranh đá quý Tùng Cúc Trúc Mai (hay còn gọi là tranh tứ quý) là bức tranh về 4 loài cây đó là cây Tùng, cây Cúc, cây Trúc và cây Mai - đại diện cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi cây trong bộ tranh tứ quý lại mang một hàm ý khác nhau tuy nhiên xét chung đều mang tới sự tốt lành, hạnh phúc cho gia chủ.
Ý nghĩa của tranh tứ quý
Như chúng ta đã biết 1 năm có 4 mùa là mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông. Từ xưa tới nay ông cha ta luôn mong ngóng sự no đủ, yên ấm cho cả 4 mùa quanh năm và các loại cây Tùng, Cúc, Trúc, Mai vốn lại là đại diện cho 4 mùa đó qua các hình ảnh cây Tùng có các đàn Hạc sum vầy - biểu tượng của sự trường thọ, hoa cúc chính là sự cao thượng và chân thành, cây trúc vươn mình mạnh mẽ một cách cứng cáp, hoa mai mang tới sự may mắn, tài lộc. Ý nghĩa của cả bộ tranh tứ quý sẽ bao gồm ý nghĩa của từng loại cây đó là mong muốn các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, sống chân thành với nhau và đoàn kết, vững vàng vượt qua sóng gió để đi tới sự giàu sang, phú quý.
Trong quan niệm của người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung thì bộ tứ vốn đại diện cho sự vững chắc, trường tồn, hạnh phúc.., chúng ta có thể nghe tới nhiều câu xuất phát từ bộ tứ như tứ trụ, tứ đức... chính vì vậy tranh tứ quý ngoài việc là biểu tượng của 4 mùa ra thì nó còn là hình ảnh mang tới sự tốt lành, tài lộc cho gia chủ.
Các loại đá làm lên tranh tứ quý
Do tranh tứ quý là sự hội tụ của hoa lá đại diện cho 4 mùa chính vì vậy màu sắc trong tranh cũng có sự khác biệt lớn, các loại đá chủ đạo để làm tranh tứ quý bao gồm.
Màu trắng: chủ yếu sử dụng đá canxit và thạch anh trắng, một số ít sử dụng đá topaz tuy nhiên số lượng không nhiều.
Màu đen: sử dụng đá obsidian, Tourmaline hoặc đá thạch anh đen.
Màu tím: sử dụng đá thạch anh tím để cho ra màu tím:
Màu hồng và đỏ: có thể sử dụng đá ruby, spinel, granet hoặc ngọc thạch lựu để tạo ra các màu từ hồng tới đỏ sẫm.
Màu vàng: thường dùng ngọc hoàng long, thạch anh hoặc opal vàng...
Màu xanh thẫm: sử dụng đá Saphia, Lapis lazuli.
Màu xanh lá cây: sử dụng đá khổng tước, Peridot, đá Opal xanh... để có được màu xanh lá cây như ý.
Xanh da trời, xanh nước biển: sử dụng đá Opal xanh lơ hoặc đá peridot.
Một số màu sắc: sử dụng sự pha trộn giữa các đá với nhau.
Ý nghĩa của từng loại hoa trong tranh tứ quý
Cây Tùng - đại diện cho mùa Xuân
Cây Tùng vốn là cây đại diện cho mùa Xuân, ở nước ta cây Tùng còn được gọi là cây cây Bách và tên gọi Tùng vốn là tên gọi của người Trung Quốc.
Cây Tùng thường chỉ mọc trên các núi đá cao, ít có nguồn dinh dưỡng và đặc biệt tại những nơi chênh vênh, thường xuyên phải chịu sương gió tuy nhiên cây vẫn đứng một cách hiên ngang, vững chắc chính vì thế người ta lấy hình ảnh cây Tùng làm hình ảnh của người quân tử không ngại đương đầu với khó khăn để vươn mình đứng lên.
Cây Cúc - đại diện cho mùa Thu
Hoa cúc là loài hoa thường nở vào mùa Thu và từ xa xưa loài hoa này thường được sử dụng để chúc thọ và là biểu tượng của sự trường Thọ. Cây hoa Cúc còn có một tên gọi khác đó là Cúc Vạn Thọ.
Hoa Cúc là loài hoa đặc biệt bởi nó chỉ tàn chứ hoa của nó không rơi xuống đất mà chỉ gục trên thân, thể hiện một người anh hùng chỉ chết đứng chứ không chết nằm, một khí chất hiên ngang chính vì thể trong tranh Tứ Quý hoa Cúc đại diện cho mong muốn trường thọ, mạnh khỏe.
Cây Trúc - đại diện cho mùa Hạ
Cây Trúc vốn là cây có độ dẻo dai cao, cho dù bão tố có mạnh tới mấy nó chỉ lựa theo cơn gió mà không bao giờ bị gục ngã và luôn mọc hướng lên trên trời chính vì vậy cây Trúc được đại diện cho người quân tử, một đời sống ngay thẳng không sợ bất cứ gian nguy nào.
Cây Mai - đại diện cho mùa Đông
Đối với người Trung Quốc thì cây Mai là một loài hoa quý, thường có màu trắng hoặc hồng vốn là biểu tượng của sự thanh khiết, có thể chịu đựng qua gió tuyết khắc nghiệt của mùa đông rồi lại khoe sắc mỗi khi mùa xuân về chính vì thế nó đại diện cho sự sống mãnh liệt, cao sang.