You are here

Sơn epoxy là gì? Đặc điểm và ứng dụng của sơn epoxy?

Những năm gần đây, sơn epoxy được nhiều người biết tới và đã trở thành một trong những loại sơn công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Sơn epoxy có nhiều đặc tính vượt trội như độ bền cao, chịu tải trọng lớn, khả năng chống ăn mòn tốt và đặc biệt là có độ thẩm mỹ cao chính vì thế loại sơn này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nhà xưởng, nhà kho... cho đến các công trình dân dụng như tầng hầm, showroom hay nhà ở.

Vậy sơn epoxy là gì? trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại sơn epoxy? Ưu điểm và nhược điểm của loại sơn này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là một loại sơn công nghiệp được tạo thành từ nhựa tổng hợp (epoxy resin) kết hợp với chất đóng rắn (hardener). Khi hai thành phần này được trộn với tỷ lệ chính xác sẽ tạo ra phản ứng hóa học thành một lớp phủ cứng chắc, có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt vật liệu như bê tông, kim loại, nhựa, gỗ...


Sơn epoxy

Không chỉ là lớp phủ bề mặt, sơn epoxy còn đóng vai trò nâng cao tính thẩm mỹ đồng thời cải thiện khả năng chống thấm, chịu lực và kéo dài tuổi thọ cho công trình sử dụng.

Thành phần cấu tạo của sơn epoxy

Sơn epoxy bao gồm hai thành phần chính sau:

  • Nhựa epoxy: Đây chính là chất tạo màng, quyết định độ bám dính, độ cứng và tính năng cơ lý của màng sơn.
  • Chất đóng rắn: Chất này sẽ giúp phản ứng hóa học xảy ra khi trộn với nhựa epoxy từ đó tạo nên lớp sơn cứng và bền.
Thành phần sơn epoxy
Thành phần sơn epoxy

Ngoài ra sơn epoxy có thể chưa một số các chất phụ gia như: bột màu, chất chống tia UV, chất chống trơn trượt, chất chống thấm, các phụ gia làm tăng độ bóng hoặc chống bám bụi.

Các loại sơn epoxy phổ biến hiện nay

Sơn epoxy được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo đặc tính và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số loại sơn epoxy phổ biến:

  • Sơn epoxy gốc dầu: Đây là loại sơn có chứa dung môi, thường được sử udngj cho các bề mặt cần khả năng chống thấm và chống dầu mỡ. Sơn epoxy gốc dầu có khả năng bám dính cao, thích hợp sử dụng trên các bề mặt kim loại, bên tông hay trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên sơn epoxy gốc dầu có mùi hắc, dễ cháy chính bởi vậy cần thi công ở nơi thông thoáng.
  • Sơn epoxy gốc nước: Loại sơn này an toàn, ít mùi và thân thiện với môi trường. Sơn epoxy gốc nước dễ thi công, phù hợp với các không gian kính như bệnh viện, trường học, văn phòng tuy nhiên khả năng chống hóa chất không cao bằng sơn epoxy gốc dầu.
  • Sơn epoxy tự san phẳng: Loại sơn này có độ dày dao động từ 1mm-5mm, trong quá trình thi công sơn sẽ tự trải đều, tạo bề mặt phẳng tuyệt đối, sáng bóng và không có mỗi nối. Sơn epoxy tự san phẳng thường dùng trong nhà máy dược phẩm, thực phẩm, bệnh viện, các căn phòng cần độ sạch cao....
  • Sơn epoxy chống trượt: Loại sơn này có phủ thêm cát thạch anh hoặc hạt chống trượt, thích hợp sử dụng ở các khu vực thường xuyên di chuyển, dễ trơn trượt như cầu thang, nhà để xe, sàn dốc...
  • Sơn epoxy chống tĩnh điện: Loại sơn này có khả năng triệt tiêu điện tích ở trên bề mặt, phòng chống và ngăn ngừa các tia lửa điện gây cháy nổ. Sơn epoxy chống tĩnh điện được sử dụng phổ biến ở các nhà máy điện tử, linh kiện bán dẫn, kho hóa chất.

Ưu điểm của sơn epoxy

  • Độ bền cao: Do sơn epoxy tạo thành lớp phủ trên bề mặt có độ cứng cao, khả năng chịu đựng va đập tốt, không bị bong tróc hay nứt gãy dù chịu tác động của xe nâng, xe tải nên có độ bền rất cao.
  • Khả năng chống ăn mòn, hóa chất: Lớp sơn epoxy không bị ảnh hưởng bởi hóa chất, dầu mỡ, axit nhẹ, kiềm... nên rất thích hợp sử dụng cho các xưởng cơ khí, nhà máy hóa chất, xưởng thực phẩm.
  • Tĩnh thẩm mỹ cao: Màu sắc của sơn epoxy rất đa dạng và có bề mặt sáng bóng, mang cảm giác hiện đại, nâng cao tính chuyên nghiệp cho không gian làm việc.

Ứng dụng của sơn epoxy

Trong công nghiệp

  • Nhà xưởng sản xuất: Sơn epoxy có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ với máy móc vận hành liên tục.
  • Kho thực phẩm, kho lạnh: Bề mặt của sơn epoxy có khả năng chống thấm nước, kháng khuẩn, dễ dàng vệ sinh.
  • Nhà máy hóa chất: Sơn epoxy có khả năng kháng hóa chất, chống ăn mòn.
  • Nhà máy điện tử: Sơn epoxy có khả năng chống tĩnh điện, phù hợp cho các nhà máy điện tử.

Trong dân dụng

  • Nhà để xe, tầng hầm: Sơn epoxy có khả năng chống trượt, chống bụi, giúp nâng cao tính thẩm mỹ.
  • Cửa hàng trưng bày, showroom: Màu sắc đa dạng, sáng bóng, tạo cảm giác sang trọng cho không gian.
  • Sân thể thao, phòng gym: Bền, khả năng chống mài mòn, an toàn cho người sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng sơn epoxy

  • Không kéo các vật nặng có cạnh sắc trên bề mặt sơn.
  • Khi vệ sinh dùng chổi mềm hoặc khẳn ẩm để lau chùi.
  • Tránh để các hóa chất mạnh như axit đậm đặc tiếp xúc lâu với sơn.
  • Nên bảo dưỡng lại lớp sơn sau 1-2 năm nếu thấy có dấu hiệu xuống cấp.

Có thể nói sơn epoxy là giải pháp hoàn hảo để làm đẹp và bảo vệ bề mặt sàn trong cả lĩnh vực công nghiệp lẫn dân dụng. Với những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng chịu lực, chống hóa chất và có tính thẩm mỹ cao, sơn epoxy đang dần thay thế các loại sơn truyền thống, trở thành xu hướng mới trong ngành xây dựng hiện đại.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một giải pháp sàn chất lượng, lâu bền, dễ bảo quản, bảo trì, an toàn cho sức khỏe thì sơn epoxy chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua.