You are here

Gỗ MFC, MDF và HDF là gì? cách phân biệt gỗ MFC, MDF và HDF

Các sản phẩm đồ gỗ nội thất có mặt trên thị trường hiện nay, đa phần đều được làm từ gỗ MFC, MDF và HDF. Vậy gỗ MFC, MDF và HDF là gì, chúng có ưu điểm gì mà được nhiều người ưa thích sử dụng và làm cách nào để phân biệt được gỗ MFC, MDF và HDF?

Để có cái nhìn tổng quát hơn về gỗ MFC, MDF và HDF, trước tiên chúng ta cần đi vào tìm hiểu từng loại gỗ riêng biệt.

1/ Gỗ MFC

Gỗ công nghiệp MFC là gì?

Gỗ MFC (viết tắt của từ Melamine Face Chipboard), đây là một loại gỗ dăm được phủ lớp bảo vệ Melamine trên bề mặt. Gỗ MFC được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, chủ yếu từ các cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su...

Gỗ MFC
Gỗ MFC

Cấu tạo gỗ MFC

Các cây công nghiệp tới ngày thu hoạch sẽ được cho vào máy để băm nhỏ thành các dăm gỗ. Người ta sẽ cho thêm keo, ép ở nhiệt độ và áp suất cao thành tấm gỗ ép dạng tấm có độ dày tùy chỉnh, sau đó phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt để bảo vệ. Lớp Melamine này ngoài tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước còn tạo tính thẩm mỹ cho bề mặt tấm gỗ (giả vân gỗ, giả kim loại). Gỗ MFC hiện được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất hiện nay.

Dăm gỗ
Dăm gỗ

Nhiều người nghĩ gỗ công nghiệp MFC ngày nay được chế tạo từ mùn cưa, các phế phẩm từ nhiều loại gỗ khác nhau nên cho rằng chất lượng không cao là khá sai lầm. Gỗ MFC đều được lấy từ gỗ dăm và phải trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt với mục đích loại bỏ các tác nhân gây mối mọt, ẩm mốc. 

Màu sắc của gỗ MFC khá phong phú (khoảng 80 màu) giúp phù hợp sử dụng trong các không gian khác nhau. Việc khoa học công nghệ phát triển cũng giúp cho các sản phẩm làm từ gỗ MFC có tuổi thọ ngày càng tăng, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Với điều kiện thời tiết của Việt Nam các sản phẩm được từ gỗ MFC nếu để trong nhà sẽ cho tuổi thọ lên tới 15 năm.

Ưu điểm của gỗ MFC

- Giá thành hợp lý: do được làm từ các cây công nghiệp ngắn ngày nên gỗ MFC có giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên khác.

- Màu sắc đa dạng và phong phú: có thể tùy chỉnh màu sắc một cách linh hoạt như giả vân gỗ, giả đá

- Chống ẩm mốc: bề mặt gỗ MFC được phủ Melamine nên ngăn ngừa được ẩm mốc, vi khuẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng gỗ.

- Thân thiện với môi trường: gỗ MFC được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Các loại gỗ MFC

Gỗ MFC được chia thành 2 loại chính là MFC thườngMFC lõi xanh chịu ẩm

Gỗ MFC thường: loại gỗ này thường được sử dụng để sản xuất ra bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn học sinh, bàn họp... những nơi khô ráo, độ ẩm thấp.

Gỗ MFC lõi xanh chịu ẩm: đây là loại gỗ có khả năng chống ẩm khá tốt, được sản xuất các đồ nội thất sử dụng trong điều kiện độ ẩm trong không khí cao, môi trường ẩm ướt. Do việc sản xuất gỗ MFC lõi xanh phức tạp hơn gỗ MFC thường nên giá thành của MFC lõi xanh chống ẩm cũng cao hơn.

Gỗ MFC lõi xanh
Gỗ MFC lõi xanh

Gỗ MFC có độ bền khá tốt, trong điều kiện môi trường của Việt Nam các sản phẩm từ gỗ MFC có tuổi thọ từ 10-15 năm.

Xuất xứ của gỗ MFC

Hiện nay một số nước như Malaysia (hãng Meico), Đức (hãng Egger) và Trung Quốc là các nước sản xuất gỗ MFC hàng đầu thế giới, gỗ MFC tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc, ván gỗ thì được sản xauats trong nước.

Với các ván gỗ được sản xuất từ Malaysia thường có chất lượng tốt tuy nhiên giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác. Giá thành ván gỗ có từ Trung Quốc rẻ hơn nhưng trong sản phẩm có chứa nồng độ formaldehyde cao, dẫn tới không an toàn cho người sử dụng.

Kích thước gỗ MFC

Kích thước gỗ MFC theo tiêu chuẩn được sử dụng phố biến tại Việt Nam như sau:

Độ dày Kích thước
Size nhỏ: 4′ x8′ 1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5′ x 8′ 1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6′ x 8′ 1830x2440x (12/18/25/30)mm
Size vượt khổ: 4′ x 9′ 1220x2745x (18/25)mm

Ứng dụng của gỗ MFC

Nhờ nhiều ưu điểm vượt trội như giá thành rẻ, đa dạng màu sắc nên gỗ MFC được áp dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nhà ở, các đồ dùng văn phòng, theo nghiên cứu chiếm tới hơn 80%. Các sản phẩm được làm từ MFC có thể kể đến như giường ngủ, tủ quần áo, cửa gỗ... Ngoài ra gỗ MFC còn được sử dụng kết hợp với các sản phẩm vật liệu bề mặt như Veneer, sơn phủ... để tăng tính thẩm mỹ cho các đồ nội thất.

Nội thất gỗ MFC
Nội thất gỗ MFC

Việc sử dụng gỗ MFC khá linh hoạt, ví dụ trong các không gian ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời người ta thường dùng gỗ MFC tiêu chuẩn nhằm tiết kiệm chi phí, với các khu vực ẩm mốc, nhiều ánh sáng thì mới sử dụng gỗ MFC chống ẩm nhằm tăng tuổi thọ cho sản phẩm đồng thời an toàn với người sử dụng.

Việc sử dụng gỗ MFC ngày càng trở lên phổ biến, nhất là tại Việt Nam vì đại đa số người dân thu nhập còn thấp. Tuy nhiên khi quyết định mua các sản phẩm đồ gỗ nội thất được làm từ gỗ MFC tại Việt Nam bạn cũng cần chú ý hàm lượng formandehit bởi nước ta chưa kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Trường hợp sử dụng các sản phẩm có chứa formandehit vượt ngưỡng trong thời gian này sẽ làm người dùng bị cay mắt, ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là các trẻ nhỏ.

Các bước sản xuất gỗ ván MFC thành phẩm

Bước 1: Sản xuất gỗ dăm

- Gỗ dăm được nghiền thành các vụn nhỏ, đem sấy ở nhiệt độ tiêu chuẩn

- Sàng lọc và phân loại gỗ dăm ra các kích thước khác nhau để sản xuất gỗ MFC phù hợp.

- Trộn gỗ dăm với keo chuyên dụng để kết dính chúng lại với nhau.

Bước 2: Tạo hình gỗ và cắt ván dăm.

- Dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ sản phẩm sẽ được ép thành tấm

- Tấm ván gỗ được ép sơ bộ đồng thời cắt theo độ dài tiêu chuẩn sau đó mới ép nóng.

- Tấm ván được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để định hình, giúp sản phẩm bền chắc.

- Cắt các cạnh thừa, loại bỏ phần bị lỗi sau đó mài nhẵn cạnh.

Bước 3: Kiểm định chất lượng

Sau khi tấm gỗ MFC được hình thành sẽ trải qua công đoạn kiểm định chất lượng, nếu sản phẩm đạt yêu cầu mới được đem vào sử dụng.

Bước 4: Ép Melamine

Tấm ván gỗ sau khi đạt chất lượng sẽ trải qua công đoạn làm đẹp bằng cách ép một lớp Melamine phủ trên bền mặt dưới nhiệt độ và áp suất cao, lúc này thành phẩm tạo ra được gọi là MFC với vân, màu sắc tùy chọn.

2/ Gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF là gì?

MDF là loại gỗ ép được sản xuất thông qua quá trình liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp.

Gỗ MDF
Gỗ MDF

Gỗ MDF có độ dày khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, hiện nay gỗ MDF được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ nội thất, dần thay thế các loại gỗ thịt đang ngày càng trở nên khan hiếm. 

Nguyên liệu sản xuất gỗ MDF chủ yếu từ các loại gỗ thân mềm, vốn là các sợi gỗ được liên kết với nhau. Trong quá trình sản xuất nhà sản xuất có thể thêm một số thành phần gỗ cứng nếu nguyên liệu có sẵn nhằm tăng tuổi thọ và độ cứng cho sản phẩm.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Gỗ MDF được sản xuất theo 2 quy trình riêng biệt là quy trình khô và quy trình ướt, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta chọn lựa quy trình sản xuất phù hợp.

Quy trình sản xuất gỗ MDF khô: các chất phụ gia và keo được phun trộn vào bột gỗ, bột gỗ được đưa vào máy trộn để sấy qua. Sau khi bột và keo đã hòa trộn đều với nhau sẽ được trải ra bằng máy rải - cào thành 2 tơi 3 tầng tùy theo khổ hoặc cỡ của tấm ván định sản xuất. Các tấm gỗ này sẽ được chuyển qua máy ép và ép nhiều lần để ép cả 3 lớp lại. Trong quá trình sản xuất nhiệt độ được thiết lập sao cho hơi nước sẽ làm kéo rắn từ từ. Sau khi quá trình ép hoàn tất gỗ sẽ được cắt bỏ phần biên, chà nhám làm nhẵn sau đó phân loại.

Quy trình sản xuát gỗ MDF ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt, đến khi kết vón dạng vẩy sau đó được rải cào lên mâm ép, ép đến độ dày cần thiết sau đó được đưa qua tấm cán hơi - nhiệt để ép chặt 2 mặt sau đó rút nước dư ra.

Ưu điểm của gỗ MDF

- Không cong vênh, mối mọt

- Bề mặt phẳng, nhẵn. đồng đều

- Dễ bám sơn hoặc dán các chất liệu khác như veneer, laminate, melamin...

- Sản xuất công nghiệp với số lượng lớn, chất lượng đồng đều.

- Giá thành rẻ do dễ gia công.

Nhược điểm của gỗ MDF

- Chịu nước, chịu ẩm kém với gỗ MDF thông thường, gỗ MDF xanh chịu ẩm tốt hơn.

- MDF chỉ cứng chứ không dẻo dai.

- Độ dày của gỗ có giới hạn chất định, trường hợp cần đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ với nhau.

Ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ MDF được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, thường hay được sử dụng làm bàn, giường ngủ, tủ quần áo, đồ dùng văn phòng.... 

3/ Gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF là gì?

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp có thành phần gỗ tự nhiên chiếm từ 80-85%, các chất còn lại là phụ gia để làm tăng độ cứng của gỗ.

Gỗ HDF
Gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF hầu hết đều đạt tiêu chuẩn E1 - vốn là tiêu chuẩn đảm bảo độ cứng, độ bền và nguồn gốc tự nhiên, đồng thời không độc hại với sức khỏe người sử dụng. Lõi gỗ HDF có 2 màu xanh và trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào và có chất lượng như nhau.

Quy trình sản xuất gỗ HDF

Nguồn nguyên liệu bột gỗ HDF được lấy từ gỗ tự nhiên nguyên khối, trải qua quá trình luộc và sấy trong môi trường nhiệt độ từ 1000-2000 độ C. Bột gỗ sau khi được xử lý hết nhựa và sấy hết nước sẽ được kết hợp với các chất phụ gia giúp tăng độ cứng của gỗ đồng thời chống mối mọt. Bột gỗ sau đó được ép dưới áp suất cao định hình thành dạng tấm có kích thước từ 2.000mmx2.400mm và có độ dày từ 6mm-24mm tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Sau khi định hình các tấm ván HDF sẽ được xử lý bề mặt, tiếp đó sẽ được chuyển sang công đoạn thiết kế định hình, phủ một lớp lên trên bề mặt (thường dùng Melamine) kết hợp với sợi thủy tinh tạo lớp pủ trong suốt, lớp phủ này giúp bề mặt và vân gỗ tránh được tác động xấu từ môi trường.

Ưu điểm của gỗ HDF

- Cách âm, cách nhiệt tốt

- Nhẹ, không bị cong, vênh so với gỗ tự nhiên,

- Có 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn và sử dụng vào các mục đích khác nhau.

- Bề mặt gỗ HDF có vân gỗ giống như thật trong khi gỗ nguyên thủy có màu vàng như giấy carton.

- Chất lượng đồng đều trong các sản phẩm.

- Chống ẩm tốt hơn gỗ MDF

- Độ cứng cao

Nhược điểm của gỗ HDF

- Khả năng chống ẩm thấp, không nên để sản phẩm làm từ gỗ HDF trong các môi trường ẩm ướt.

- Bề mặt cứng dẫn tới dễ gãy.

Ứng dụng của gỗ HDF

- Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng làm đồ nội thất trong nhà như tấm tường, vách ngăn phòng hoặc cửa ra vào.

- Sản phẩm có độ mịn cao nên thường được sử dụng làm sàn gỗ.