Gỗ công nghiệp

Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất và đồ handmade, gỗ công nghiệp đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng khi có giá thành rẻ, độ bền cao, đặc biệt tính thẩm mỹ và và màu sắc phong phú thì không loại gỗ nào sánh bằng. Hẳn trong gia đình của mỗi người hiện nay đều có ít nhất một sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp, tuy nhiên liệu bạn đã hiểu gỗ công nghiệp có những loại gỗ gì? công dụng, ưu và nhược điểm của nó ra sao? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất với sự kết hợp của gỗ tự nhiên và keo dán kết hợp với một số chất khác để sản phẩm cuối cùng tạo ra trông giống với gỗ tự nhiên. Hiểu đơn giản các phế phẩm của gỗ tự nhiên (gỗ vụn, bột gỗ, gỗ thải loại) được nghiền vụn hoặc cắt thành từng tấm mỏng sau đó người ta sử dụng keo kết dính đặc biệt kết hợp với áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra gỗ công nghiệp. 

Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp

Ngày nay gỗ công nghiệp đang dần chiếm lĩnh thị trường và thay thế gỗ tự nhiên bởi lẽ gỗ tự nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Mặc dù  lúc mới ra đời gỗ công nghiệp có độ thẩm mỹ, độ bền không bằng được gỗ tự nhiên tuy nhiên khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên những nhược điểm đó đang ngày càng được thu hẹp lại, từ đó người tiêu dùng cũng sẵn sàng đón nhận các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp nhiều hơn.

Mặc dù có một số điểm không bằng gỗ tự nhiên tuy nhiên gỗ công nghiệp lại hơn hẳn gỗ tự nhiên ở chỗ các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp thường không bị co ngót, cong vênh chính bởi vậy đây là loại gỗ tuyệt vời để sản xuất các đồ nội thất hiện đại, những vật dụng có hình khối đơn giản.

Các loại gỗ công nghiệp

Thị trường hiện nay có khá nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào kỹ thuật chế tạo mà người ta đặt cho chúng những tên gọi khác nhau để phân loại, mỗi loại lại có những ưu - nhược điểm riêng chính bởi vậy khi lựa chon đồ nội thất cho gia đình bạn nên lựa chọn chất liệu phù hợp với không gian, khí hậu khu vực bạn sinh sống.

Gỗ công nghiệp MFC

Đây là loại gỗ được chế tạo từ nguyên liệu chính là thân cây, cành cây của các loại cây ngắn ngày như cao su, bạch đàn, keo... Các nguyên liệu này sau khi được đưa về nhà máy sẽ được nghiền thành dăm nhỏ sau đó trộn lẫn với keo rồi ép thành các tấm ván dày dưới áp suất và nhiệt độ cao. Bề mặt của gỗ công nghiệp MFC t hường được phủ một lớp Melamine có tác dụng bảo vệ đồng thời tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng chống trầy xước, va đập cho gỗ, giúp gỡ bền hơn. TRên bề mặt của gỗ MFC còn được tạo hình giả vân gỗ hoặc giả kim loại tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất.

Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MDF

Nhìn chung quá trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF khá giống với gỗ công nghiệp MFC, điểm khác biệt là nguyên liệu đầu vào sẽ được nghiền nhỏ thành sợi chứ không phải thành dăm như gỗ MFC. Các sợi này sai đó cũng được trộn lẫn với keo và ép thành các ván gỗ có kích thước tiêu chuẩn là 1.2mx2.4m với các độ dày khác nhau dao động từ 2.5mm cho tới 25mm. Do gỗ công nghiệp MDF được nghiền thành dạng bột nền loại gỗ này có chất lượng cao hơn so với gỗ công nghiệp MFC.

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp HDF

Đây là loại gỗ được cấu thành từ các loại bột gỗ tự nhiên. Các loại phế phẩm của gỗ tự nhiên sau khi được nghiền nhỏ thành dạng bột được xử lý bằng cách thêm các chất phụ gia có tác dụng gắn kết đồng thời tăng cường độ cứng cho gỗ. Gỗ HDF cũng phải trải qua quá trình ép dưới áp suất và nhiệt độ cao tương tự như 2 loại trên thành các tấm tiêu chuẩn 2mx2.4m và có độ dày từ 6mm cho tới 24mm tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF

Sau khi các tấm gỗ công nghiệp HDF được hình thành sẽ được thiết kế cán định hình đồng thời tạo vân gỗ và phủ lớp lên trên bề mặt. Người ta thường sử dụng các sợi thủy tinh sau khi đã phủ Melamine lên trên để tạo một lớp trong suốt có tác dụng bảo vệ gỗ khỏi nhiệt độ, độ ẩm và giúp cho màu sắc của gỗ được ổn định hơn.

Gỗ công nghiệp Plywood

Plywood là loại gỗ ván ép được ép từ những miếng gỗ mỏng theo chiều vuông góc với nhau để tăng khả năng chịu lực. Gỗ Plywood được đánh giá là loại gỗ có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ MFC và MDF và người ta thường sử dụng veneer để tăng tính thẩm mỹ đồng thời phủ một lớp PU để bảo vệ bề mặt và chống trầy xước cho tấm gỗ.

Gỗ công nghiệp Plywood
Gỗ công nghiệp Plywood

Tham khảo thêm bài viết về gỗ Plywood

Gỗ ghép

Gỗ ghép là sản phẩm được cấu thành từ nguyên liệu chính là các loại gỗ rừng. Các miếng gỗ nhỏ bị loại bỏ sau khi sản xuất sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ sau đó ghép lại với nhau thông qua quy trình hấp sấy trên thiết bị hiện đại. Sau khi kết thành tấm gỗ người ta sẽ phay, cưa, chà cho phẳng bề mặt rồi phù thêm một lớp bảo vệ trang trí trên bề mặt.

Gỗ ghép
Gỗ ghép

Gỗ nhựa

Gỗ nhựa (còn được gọi với cái tên là gỗ WPC), đây là một loại vật liệu mới với thành phần chính là bột gỗ và nhựa. Ngoài ra trong quá trình sản xuất gỗ nhựa người ta còn cho thêm một số chất phụ gia khác có tác dụng làm đầy gốc cellulose hoặc vô cơ.

Gỗ nhựa
Gỗ nhựa

Hiện nay gỗ công nghiệp sử dụng để sản xuất các đồ nội thất cao cấp ở nước ta vẫn chủ yếu là gỗ nhập khẩu bởi công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp của nước ta còn kém, chứa nhiều chất độc hại đồng thời đồ bền không cao, dễ bị biến dạng khi gặp nước và mối mọt.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Giá thành rẻ: đây là ưu điểm đầu tiên phải kể đến khi nhắc tới dòng gỗ này. Do gỗ công nghiệp thường sử dụng phế phẩm từ gỗ tự nhiên nên giá thành của loại gỗ này tương đối rẻ. Quá trình đưa sản phẩm vào sản xuất cũng đơn giản hơn so với gỗ tự nhiên khi không phải trải qua công đoạn xử lý tẩm sấy bởi vậy các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn. Ngoài ra do gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên giá thành của gỗ tự nhiên cũng ngày càng cao dẫn tới gỗ công nghiệp đang dần chiếm lĩnh được thị phần.

Không cong vênh: các loại gỗ công nghiệp thường có đặc điểm là không bị cong vênh hoặc co ngót sau thời gian dài sử dụng (đặc điểm thường thấy ở gỗ tự nhiên) chính bởi người ta có thể sản xuất hàng loại sản phẩm có cùng đặc điểm giống nhau mà không gặp khó khăn gì, người thợ chỉ việc cắt hàng loại rồi ghép lại với nhau giúp tiết kiệm được nhiều công sức từ đó giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

Nhiều màu sắc: gỗ công nghiệp có rất nhiều màu sắc khác nhau chính bởi vậy phù hợp với nhiều phong cách khác  nhau, đặc biệt là phong cách hiện đại và trẻ trung.

Nội thất gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp có giá thành rẻ nên được nhiều người yêu thích sử dụng

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Độ bền không cao: có thể nói so với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp có độ bền kém hơn hẳn. Các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp thông thường chỉ có độ bền từ 10-20 năm tùy thuộc vào chất liệu và cơ sở sản xuất gỗ có uy tín hay không. Tuy nhiên việc giá thành rẻ giúp cho đây vẫn là sự lựa chọn của nhiều người khi nhiều người nhất là với những ai yêu thích có sự thay đổi sau thời gian sử dụng.

Độ cứng không cao: độ cứng của các sản phẩm thường không cao do chỉ có sự liên kết giữa các bột gỗ và keo chính vì thế khả năng chịu lực của loại gỗ công nghiệp thường kém, dẫn tới các điểm liên kết ở thành phẩm như bản lề, ray trượt dễ bị hỏng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của gỗ.

Chịu ẩm, chịu nước kém: do đặc tính của gỗ công nghiệp là khả năng hút ẩm cao chính bởi vậy nếu bề mặt sơn bảo vệ không tốt thì nước sẽ rất dễ ngấm vào bên trong gỗ dẫn tới lớp keo sẽ bụ bung liên kết, các mối liên kết trở lên rời rạc và gỗ bị phòng, hỏng. Việc lựa chọn các sản phẩm gỗ công nghiệp quan trọng nhất là lớp sơn bên ngoài phải đảm bảo chất lượng bởi chỉ có như vậy thì sản phẩm của bạn mới sử dụng được lâu bền.

Không trạm trổ được: không như gỗ tự nhiên, bạn không thể trạm trổ trên gỗ công nghiệp bởi sự liên kết bên trong gỗ kém chính bởi vậy gỗ công nghiệp thường chỉ làm được các sản phẩm hình khối đơn giản.

Bản lề cửa
Các khu vực chịu lực sử dụng gỗ công nghiệp thường nhanh hỏng

Ứng dụng của gỗ công nghiệp

Mặc dù có độ bền và nhiều khuyết điểm tuy nhiên do giá thành rẻ nên gỗ công nghiệp vẫn được sử dụng phổ biến đặc biệt là làm các đồ nội thất như giường tủ, bàn ghế... các sản phẩm yêu cầu sự đơn giản không quá cầu kỳ và hiện nay loại gỗ này ngày càng được khách hàng ưa chuộng.

Giường ngủ gỗ công nghiệp
Giường ngủ gỗ công nghiệp

Bàn ghế gỗ công nghiệp
Bàn ghế gỗ công nghiệp

 

Plywood là loại gỗ ép công nghiệp được sử dụng phổ biến để sản xuất các đồ nội thất tương tự với gỗ MDF và MFC bởi có rất nhiều ưu điểm.

Các sản phẩm đồ gỗ nội thất có mặt trên thị trường hiện nay, đa phần đều được làm từ gỗ MFC, MDF và HDF.

Đồ gỗ nội thất hiện nay đang rất được ưa chuộng, tuy nhiên giá thành thường cao chính vì vậy con người cần tìm ra loại vật liệu mới thay thế.

Bạn đã nghe rất nhiều đến các vật liệu hàng ngày bạn đang sử dụng được tạo lên từ tấm gỗ ép vậy gỗ ép là gì và thật sự gỗ ép có tác dụng như thế nào mà được sử dụng phổ biến như thế.

Nhắc tới Veneer chúng ta sẽ hình dung ngay tới loại vật liệu được sử dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên Veneer là gì và các ứng dụng cụ thể của Veneer thì không phải ai cũng biết.