You are here

Gỗ cao su là gỗ gì? ứng dụng của gỗ cao su?

Cây cao su là loại cây được du nhập vào Việt Nam từ lâu tuy nhiên thời gian đầu người ta thường chỉ trồng cây cao su để lấy nhựa. Thời gian gần đây do nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên tăng cao và các loại gỗ sử dụng để sản xuất đồ nội thất thông thường trở lên hiếm hơn thì người ta mới sử dụng loại gỗ này để thay thế. Tuy vậy nhiều người vẫn còn hoài nghi về chất lượng của loại gỗ này do không hiểu rõ được tính chất của nó. Vậy gỗ cao su là gì? đặc điểm của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là loại gỗ được khai thác từ cây cao su, đây là loại gỗ có trọng lượng nhẹ, màu sáng và có các đường vân gỗ khá đẹp, được sử dụng nhiều để sản xuất các đồ nội thất chủ yếu là mặt bàn, ghế... nhìn bề ngoài gỗ cao su khá giống với gỗ thông nên nhiều người hay nhầm lần giữa 2 loại gỗ này.

Gỗ cao su
Gỗ cao su

Thời gian đầu gỗ của cây cao su sau khi khai thác thì sẽ được sử dụng làm củi đốt do đây là loại gỗ được đánh giá là có độ bền không cao. Mãi cho tới tận những năm 2000 khi khoa học phát triển, kỹ thuật xử lý gỗ tiên tiến hơn thì gỗ cây cao su mới được chú ý nhiều hơn. Gỗ cây cao su khi mới khai thác sẽ phải trải qua quá trình tẩm, sấy phức tạp trước khi đưa vào chế tác. Việc các loại gỗ khác trên thị trường càng khan hiếm dẫn tới giá thành tăng đã giúp cho gỗ cao su là sản phẩm thay thế hoàn hảo bởi đây là loại gỗ có tính bền vững cao, dễ dàng trồng và khai thác.

Gỗ cây cao su là nguồn nguyên liệu bền vững, thân thiện với môi trường và thường được khai thác khi đã hết chu kỳ lấy mủ của cây, sử dụng gỗ cây cao su làm đồ nội thất sẽ góp phần bảo vệ sinh thái rừng và nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên khác. Cây cao su hiện nay được coi là loại cây có giá trị kinh tế cao khi vừa có thể khai thác mủ đồng thời có thể lấy gỗ để làm đồ nội thất.

Cây cao su
Cây cao su là loại cây có giá trị kinh tế cao

Gỗ cao su có màu sắc rất đa dạng từ màu vàng cho tới màu xám hoặc nâu, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quá trình xử lý trong các nhà máy chính bởi vậy rất thích hợp sử dụng cho nhiều hông gian mang phong cách khác nhau. Bề mặt các sản phẩm làm bằng gỗ cao su thường được phủ một lớp UV nhằm tạo độ bóng, nhẵn, tăng độ bền đồng thời làm vân gỗ trở lên nổi bật hơn.

Gỗ cao su ghép là gì?

Gỗ cao su ghép là loại gỗ được ghép từ các thanh (tấm) gỗ cao su lại với nhau sau khi trải qua quá trình sấy và xử lý mối mọt. Các thanh gỗ cao su ghép sẽ được đem đi bào lại hoặc cắt bớt đi để giúp bề mặt trở lên phẳng và nhẵn mịn hơn. Trong quá trình gia công có những thanh gỗ vụn loại ra sẽ tiếp tục được tận dụng cho những nơi làm ván ép hoặc thanh gỗ nào còn có khả năng tái sử d ụng sẽ được nối lại thành các thanh dài hơn theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Gỗ cao su ép
Gỗ cao su ép là loại gỗ được ép từ nhiều tấm nhỏ lại với nhau

Các loại gỗ cao su ghép đều được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến, trải qua nhiều quá trinh xử lý như phay, bào, ghép liên kết bằng keo đặc biệt để giúp gỗ đạt được độ bền, tính ổn định, hạn chế những biến dạng có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và sử dụng dưới các điều kiện khí hậu khác nhau chính vì vậy các sản phẩm làm từ gỗ cao su ghép đều có màu sắc, đường vân và chất lượng không thua kém gì tấm gỗ nguyên bản.

Quy trình sản xuất gỗ cao su

Các cây cao su có tuổi đời trên 30 năm, không có khả năng cho mủ nữa sẽ được cắt bỏ và phần thân cây được đưa về nhà máy chế biến gỗ. Phần thân cây tại đây được xẻ thành các tấm hoặc thanh theo kích thước phù hợp để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Các tấm gỗ cao su sau khi được cưa xẻ sẽ được ngâm tẩm với các loại chất có tác dụng ngăn mối mọt đồng thời làm thay đổi màu sắc của gỗ theo màu mong muốn. Sau khoảng thời gian thích hợp các thanh gỗ này được đưa vào lò sấy và đưa về độ ẩm khoảng 12% rồi mới đóng gói để đưa ra các nhà xưởng chế biến hoặc xuất khẩu. 

Sản xuất gỗ cao su
Gỗ cao su qua nhiều công đoạn xử lý mới được đưa vào chế tác

Ưu điểm của gỗ cao su

Dai, dẻo và bền: đây được đánh giá là ưu điểm lớn nhất của loại gỗ này bởi bên trong gỗ có chứa mủ cao su giúp tính đàn hồi của gỗ tăng lên đáng kể.

Thân thiện với môi trường: cây cao su rất dễ trồng vậy nên đây là loại gỗ tuyệt vời giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gỗ ngoài tự nhiên. Gỗ cao su khi cháy cũng không tạo ra các loại chất thải độc hại ra môi trường.

Chịu ẩm cao: đây là loại gỗ đặc biệt khi rất ít thấm nước, các sản phẩm làm từ gỗ cao su có thể có độ bền cao trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Dễ uốn: gỗ cao su có độ đàn hồi cao chính bởi vậy nó dễ uống để tạo thành hình dạng mong muốn mà không bị gãy, nứt.

Giá thành rẻ: cây cao su được trồng rất nhiều và dễ trồng nên loại gỗ này khá rẻ, các sản phẩm nội thất làm từ gỗ cao su phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết các gia đình..

Bàn ghế gỗ cao su
Nội thất gỗ cao su có giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng

Nhược điểm gỗ cao su

Màu không đồng nhất: các sản phẩm làm từ gỗ cao su thường có màu không đồng nhất bởi nó được ghép từ nhiều tấm gỗ lại với nhau, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Chịu lực kém: gỗ cao su có trọng lượng nhẹ và độ cứng không cao vì vậy không phù hợp làm các sản phẩm chịu lực lớn.

Ngược điểm gỗ cao su
Gỗ cao su có màu sắc không đồng nhất và khả năng chịu lực kém

Ứng dụng của gỗ cao su

Gỗ cao su được sử dụng phổ biến để sản xuất làm đồ nội thất, đặc biệt là bàn ghế, giá sách, các sản phẩm handmade bằng gỗ... Do giá thành của gỗ cao su rất rẻ nên các sản phẩm làm từ gỗ cao su đang dần trở lên phổ biến và là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay.

Bàn ghế gỗ cao su
Gỗ cao su được sử dụng phổ biến để làm bàn ghế