You are here
Gỗ Cẩm là gỗ gì? ứng dụng của gỗ Cẩm?
Là một trong những loại gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay, các sản phẩm làm từ gỗ Cẩm đều có giá trị rất cao và được nhiều người yêu thích. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng gỗ Cẩm để chế tạo ra các đồ nội thất độc đáo, đẹp mắt và các sản phẩm làm từ gỗ Cẩm đều có độ bền rất cao. Nếu bạn là người yêu thích các sản phẩm làm từ đồ gỗ thì không thể không biết đến loại gỗ này, tuy nhiên gỗ Cẩm là gỗ gì? đặc tính và công dụng của nó ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về gỗ Cẩm và lý do các sản phẩm nội thất làm từ gỗ Cẩm được giới chuyên môn yêu thích nhé!
Gỗ Cẩm là gỗ gì?
Gỗ Cẩm là gỗ được khai thác từ cây Cẩm - một cây thân gỗ thuộc họ Đậu có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain. Gỗ Cẩm là tên gọi chung bởi loại cây này có rất nhiều loại khác nhau như cẩm sừng, cẩm lai, cẩm chỉ, cẩm thị...
Cây gỗ Cẩm phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia... Tại nước ta gỗ Cẩm phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, bạn cũng có thể bắt gặp loại cây này được trồng thương phẩm ở một số nơi thuộc Nam Phi.
Gỗ Cẩm được xếp vào danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm I, do gỗ Cẩm tại Việt Nam đã cạn nên chúng đã được đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng, cấm khai thác và sử dụng. Nếu bạn tìm thấy trên thị trường hiện nay có các sản phẩm làm từ gỗ Cẩm thì đó là gỗ dược khai thác chủ yếu từ Nam Phi. Gỗ Cẩm khai thác từ Nam Phi có chất lượng kém hơn rất nhiều so với gỗ Cẩm của Việt Nam hay Lào, tuy nhiên nó vẫn được đánh giá cao hơn so với một số loại gỗ khác.
Đặc điểm của gỗ Cẩm
Chắc chắn: mặc dù có nhiều loại khác nhau tuy nhiên đặc điểm chung của gỗ Cẩm là rất chắc chắn, nặng, có độ cứng cao và khả năng chịu lực cực tốt.
Chống mọt: đây là loại gỗ ít bị mối mọt xâm nhập, chính bởi vậy các sản phẩm làm từ gỗ Cẩm rất bền, trường tồn với thời gian.
Ít co ngót, cong vênh: quá trình gia công gỗ Cẩm ít xảy ra co ngót, cong vênh nên các sản phẩm làm ra có sai số ít hơn so với các loại gỗ khác.
Đẹp: gỗ Cẩm có các đường vân gỗ rất đẹp, có giá trj thẩm mỹ cao, được nhiều người yêu thích.
Nhược điểm của gỗ Cẩm
Nhược điểm duy nhất của gỗ Cẩm đó là mùi khó chịu giống như mùi tre ngâm lâu ngày, tuy nhiên có thể loại bỏ được thông qua quá trình xử lý.
Các loại gỗ Cẩm
Trên thị trường hiện nay phổ biến 4 loại chính của gỗ Cẩm, cũng do giá trị kinh tế của loại gỗ này rất cao nên bạn cần biết đặc điểm riêng của từng loại tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Gỗ Cẩm lai
Cẩm lai (hay còn gọi là trắc lai) là loại gỗ Cẩm có giá trị kinh tế lớn nhất, được xếp vào nhóm IA - đây là loại gỗ cần được bảo tồn. Cây gỗ Cẩm lai có chiều cao trung bình 20-25m và đường kính 50cm. Lõi của gỗ Cẩm lai có màu nâu hồng với các vân đen, thớ gỗ mịn nên bạn có thể dễ dàng phân biệt với các loại gỗ Cẩm khác.
Thịt và vân gỗ Cẩm lai có chung một màu tạo thành các đường vân uốn lượn vô cùng đẹp mắt. Là loại gỗ cứng nên bạn chỉ cần gõ vào gỗ cẩm lai sẽ cảm nhận được độ cứng của loại gỗ này.
Gỗ Cẩm sừng
Gỗ Cẩm sừng là loại gỗ Cẩm quý hiếm thứ 2 sau gỗ cẩm lai, có màu đen sẫm gần giống với gỗ mun kết hợp với đường vân sắc nét, đan xen với màu vàng của thớ gỗ tạo lên hoa văn rất đẹp, được yêu thích sử dụng trong sản xuất đồ nội thất. Gỗ Cẩm sừng có mùi thum thủm khác với các loại gỗ khác nên người ta thường hay gọi là gỗ Cẩm thối.
Gỗ Cẩm chỉ
Tên gọi Gỗ Cẩm chỉ xuất phát từ việc loại gỗ này có các đường vân khá mảnh chạy dọc theo thớ của gỗ, đây cũng là đặc điểm nổi bật đặc trưng của loại gỗ này để phân biệt với các loại gỗ Cẩm khác. Gỗ Cẩm chỉ được yêu thích để làm các đồ nội thất và giá thành của chúng không quá cao, được nhiều người đón nhận.
Gỗ Cẩm thị
Cây gỗ Cẩm thị với chiều cao trung bình từ 12-18m và được xếp vào loài quý hiếm, có độ thẩm mỹ và kinh tế cao. So với các loại gỗ Cẩm khác thì gỗ Cẩm thị khó phân biệt nhất, chỉ những người thợ thủ công có nhiều kinh nghiệm mới có thể xác định chính xác được. Để phân biệt gỗ Cẩm thị chúng ta cần dựa vào hệ vân của chúng, nếu vân gỗ có màu vàng - đen đan xen với nhau cùng kích thước, sắc nét thì đó là gỗ Cẩm thị.
Ứng dụng của gỗ Cẩm
Là loại gỗ quý, có độ cứng cao và vân gỗ đẹp nên gỗ Cẩm được sử dụng phổ biến để chế tác các đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất cụ thể như tượng phật Di Lặc, bàn ghế, tủ...