You are here

Sơn UV là gì? Đặc điểm và ứng dụng của sơn UV?

Trong các lĩnh vực nội thất, xây dựng hay công nghiệp chế tạo và trang trí bề mặt, sơn UV đã và đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ những đặc tính nổi trội về tính thẩm mỹ, độ bền cao và thân thiện với môi trường, các sản phẩm làm từ sơn UV được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ sơn UV là gì, ưu và nhược điểm của sơn UV cũng như những ứng dụng của nó trong các vật dụng đời sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chi tiết về sơn UV, những đặc tính kỹ thuật cũng như ứng dụng của sơn Uv trong đời sống và sản xuất.

Sơn UV là gì?

Sơn UV (viết tắc của từ Ultraviolet coating) là một loại sơn được làm khô và đóng rắn bằng tia cực tím (tia UV). Sơn UV sử dụng công nghệ hiện đại là năng lượng của tia UV từ đó kích hoạt phản ứng quang hóa, giúp bề mặt sơn trên vật thể khô ngay lập tức qua đó tạo thành lớp phủ chắc chắn, có độ bền cao.

Sơn UV
Sơn UV

Cơ chế hoạt động của sơn UV

Các thành phần chính của sơn UV bao gồm:

  • Oligomer (chất tạo màng chính)
  • Monomer (chất điều chỉnh độ nhớt và độ cứng)
  • Photoinitiator (chất khởi động quang hóa)
  • Phụ gia khác (tạo màu, chống trầy xước, tăng độ bóng…)

Khi chất Photoinitiator tiếp xúc với nguồn sáng UV (đèn UV) sẽ hấp thụ năng lượng qua đó kích hoạt quá trình polymer hóa, giúp các phần tử Oligomer và Monomer liên kết chặt chẽ với nhau qua đó tạo thành một lớp màng cứng, bền vững. Quá trình tiếp xúc với nguồn sáng UV chỉ mất vài giây và không cần nhiệt độ cao như các loại sơn thông thường khác.

Cơ chế hoạt động của sơn UV
Nguồn sáng UV sẽ kích hoạt quá trình polymer hóa của sơn tạo thành lớp màng cứng vững chắc

Đặc điểm của sơn UV

So với các loại sơn truyền thống như sơn PU, sơn dầu hay sơn NC thì sơn UV có nhiều tính năng vượt trội như:

Thời gian khô cực nhanh:  Sơn UV có thời gian khô gần như ngay lập tức nhờ phản ứng hóa học tức thì dưới tia cực tím, điều này giúp cho tiết kiệm thời gian sản xuất và năng cao năng suất.

Độ bền cao: Lớp sơn phủ bằng tia UV có khả năng chịu được mài mòn, chống trầy xước, kháng một số loại hóa chất, chống ẩm và chịu tia UV từ môi trường rất tốt. Độ cứng của bề mặt sơn UV có thể đạt từ 3H cho đến 9H tùy công thức chính vì thế sơn UV rất phù hợp để sơn lên các vật liệu yêu cầu độ bền cao như sàn gỗ, tủ bếp, ván MDF...

Độ bóng và thẩm mỹ cao: Các sản phẩm sử dụng sơn UV có bề mặt bóng gương, mịn màng khi sờ vào và vẻ đẹp sang trọng. Đặc biệt độ bóng của sơn UV có thể điều chỉnh theo nhu cầu như: bóng cao, bóng mờ hay nhám mờ.

Thân thiện với môi trường: Sơn UV không chứa các dung môi có khả năng bay hơi, không phát tán khí độc hại ra môi trường chính bởi vậy rất an toàn với công nhân trong quá trình sản xuất và người sử dụng các sản phẩm được sơn UV.

Tiết kiệm chi phí: Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho các thiết bị đèn UV có thể cao nhưng về lâu dài sơn UV giúp tiết kiệm điện năng, không cần sử dụng các hệ thống sấy nhiệt, giảm thời gian và chi phí bảo trì.

Đặc điểm của sơn UV
Sơn UV là loại sơn có độ bóng và thẩm mỹ cao

Các loại sơn UV phổ biến hiện nay

Tùy vào ứng dụng và yêu cầu bề mặt cần sơn, sơn UV được chia thành nhiều loại:

Sơn UV gỗ: Loại sơn này chuyên dùng cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, MDF, HDF... Sơn UV gỗ thường được sử dụng để phủ lên bề mặt gỗ sử dụng trong việc sản xuất đồ nội thất như tủ bếp, sàn gỗ.

Sơn UV gỗ
Gỗ sơn UV thường được sử dụng làm sàn gỗ hoặc tủ bếp

Sơn UV nhựa: Sơn UV nhựa được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất đồ điện tử như vỏ điện thoại, phụ kiện nhựa, linh kiện ô tô... giúp tăng cường độ bền, tạo độ bóng và chống trầy xước cho bề mặt nhựa.

Sơn UV nhựa
Sơn UV lên bề mặt nhựa sẽ tạo độ bóng và chống trầy xước

Sơn UV kim loại: Áp dụng cho các bề mặt kim loại như thép, inox, nhôm... nhằm bảo vệ, chống oxy hóa đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ.

Sơn UV kim loại
Kim loại được sơn UV sẽ chống được oxy hóa và tăng tính thẩm mỹ

Sơn Uv cho bao bì, giấy, in ấn: Trong ngành in ấn, sơn UV được sử dụng để tạo hiệu ứng nổi, mờ, phủ bóng... trên danh thiếp, hộp quà, catalogue để tăng độ sang trọng và chống trầy xước.

Hộp quà phủ UV
Hộp quà phủ UV

Ứng dụng thực tế của sơn UV

Với những đặc điểm ưu việt, sơn UV được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Ứng dụng của sơn UV trong ngành nội thất

  • Sơn UV là lựa chọn hàng đầu cho bề mặt ván MDF phủ melamine, laminate, veneer, đặc biệt trong sản xuất tủ bếp, bàn ăn, giường ngủ, tủ áo, kệ TV

  • Tạo lớp phủ bền, bóng đẹp, chống trầy và dễ vệ sinh.

  • Bề mặt được sơn UV có thể kết hợp với vân gỗ, màu sắc phong phú, phù hợp với nhiều phong cách nội thất từ cổ điển đến hiện đại.

Bàn ăn sơn UV
Bàn ăn sơn UV

Ứng dụng của sơn UV trong ngành sàn gỗ công nghiệp

  • Sàn gỗ laminate và sàn SPC thường được phủ lớp UV chống trầy.

  • Lớp phủ giúp sàn giữ được màu sắc bền lâu, không bị phai màu theo thời gian.

Sàn gỗ sơn UV
Sàn gỗ sơn UV giúp màu sắc được bền lâu

Ứng dụng của sơn UV trong ngành in ấn và bao bì

  • Sơn UV giúp in nổi logo, hiệu ứng bóng/mờ, chữ ánh kim, tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm in.

  • Ứng dụng trên danh thiếp, brochure, hộp quà cao cấp, sách ảnh, nhãn mỹ phẩm…

Sơn UV in nổi
Sơn Uv giúp in nổi logo bóng/mờ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm

Ứng dụng của sơn UV trong ngành điện tử và linh kiện

  • Sơn UV được dùng để phủ bề mặt các thiết bị điện tử, giúp chống trầy xước và nâng cao vẻ ngoài của sản phẩm.

  • Một số vỏ máy tính, tivi, loa bluetooth… cũng sử dụng lớp phủ UV để tăng độ bóng và độ bền.

Vỏ máy tính sơn UV
Vỏ máy tính sơn UV giúp tăng độ bền

 

Quy trình thi công sơn UV

Để đạt được lớp phủ đẹp và bền, sơn UV cần thi công theo quy trình nghiêm ngặt:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch, mài phẳng bề mặt vật liệu.

  2. Phun lớp lót: Giúp tăng độ bám dính và làm phẳng bề mặt.

  3. Phun lớp màu: Tùy theo yêu cầu, có thể là lớp sơn trong suốt hoặc có màu.

  4. Phun lớp phủ UV: Lớp ngoài cùng, tạo độ bóng và bảo vệ.

  5. Sấy bằng đèn UV: Đưa sản phẩm vào buồng sấy UV, ánh sáng cực tím sẽ giúp sơn đóng rắn hoàn toàn chỉ trong vài giây.

Ưu và nhược điểm của sơn UV

Ưu điểm của sơn UV

  • Thời gian khô nhanh, tiết kiệm chi phí sản xuất

  • Bề mặt bóng, đẹp, độ cứng cao

  • Khả năng chống trầy xước, chống ẩm, chịu hóa chất tốt

  • Thân thiện môi trường, không phát thải độc hại

  • Ứng dụng linh hoạt trên nhiều chất liệu

Ưu điểm sơn UV
Sơn UV nhanh hơn hẳn so với sơn truyền thống

Nhược điểm của sơn UV

  • Cần đầu tư máy móc, thiết bị đèn UV chuyên dụng

  • Kỹ thuật thi công đòi hỏi độ chính xác cao

  • Không phù hợp với các vật liệu dễ bị tia UV làm biến tính

  • Chi phí sơn có thể cao hơn sơn thông thường ở quy mô nhỏ

Thiết bị sơn UV
Chi phí đầu tư ban đầu cho sơn UV cao hơn các loại sơn khác

So sánh sơn UV với các loại sơn khác

Tiêu chí Sơn UV Sơn PU Sơn NC
Thời gian khô Vài giây Vài giờ 30–60 phút
Độ cứng Cao (3H–9H) Trung bình (1H–3H) Thấp (~1H)
Độ bóng Cao Trung bình–cao Trung bình
Khả năng chống trầy Rất tốt Tốt Kém
Môi trường Thân thiện Có VOC Có VOC
Yêu cầu thiết bị Có đèn UV Dụng cụ cơ bản Dụng cụ cơ bản
Chi phí đầu tư ban đầu Cao Trung bình Thấp

 

Sơn UV là một giải pháp sơn hiện đại, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho các ngành công nghiệp sản xuất và trang trí. Nhờ khả năng khô nhanh, độ bền cao và thân thiện với môi trường, sơn UV đang dần thay thế các loại sơn truyền thống trong nhiều lĩnh vực như nội thất, sàn gỗ, in ấn, điện tử và bao bì.

Tuy nhiên, việc áp dụng sơn UV đòi hỏi đầu tư thiết bị và kỹ thuật phù hợp. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí và lợi ích để tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ sơn tiên tiến này.

Nếu bạn đang là một doanh nghiệp sản xuất nội thất, xưởng gỗ, công ty in ấn hay nhà sản xuất linh kiện điện tử – sơn UV có thể là giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế trên thị trường.