You are here

Sơn tĩnh điện là gì? Đặc điểm và ứng dụng của sơn tĩnh điện?

Trong các loại công nghệ sơn hiện nay thì sơn tĩnh điện là công nghệ được sử dụng rất phổ biến, bạn có thể bắt gặp rất nhiều các sản phẩm được ứng dụng sử dụng sơn tĩnh điện như bàn học trẻ em, khung nhôm cửa, vỏ các thiết bị điện tử trong gia đình...Vậy sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ này có những đặc điểm gì và ứng dụng cụ thể của nó trong đời sống ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là phương pháp sơn sử dụng nguyên lý tĩnh điện để phủ một lớp sơn lên bề mặt vật liệu (chủ yếu là kim loại). Thay vì sử dụng chổi sơn hay áp suất để sơn như thông thường thì sơn tĩnh điện sử dụng bột sơn kết hợp với lực hút tĩnh điện làm cho sơn bám chặt lên bề mặt sản phẩm, sản phẩm sau đó được nong nóng trong lò để bột sơn chảy ra từ đó tạo thành lớp phủ mịn trên bề mặt.

Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện

Để sơn tĩnh điện cho một bề mặt nào đó, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị sản phẩm sơn

Sản phẩm được sơn tĩnh điện cần là sản phẩm kim loại, được làm sạch đồng thời phủ lớp chống gỉ để giúp cho sản phẩn được bền hơn sau khi sơn tĩnh điện.

Làm sạch bề mặt kim loại
Bạn cần làm sạch bề mặt kim loại trước khi tiến hành sơn tĩnh điện

Bước 2: Dùng sơn bột tĩnh điện

Bột sơn được nạp điện tích âm thông qua súng phun sơn sau đó phun lên vật thể cần sơn đã được nối đất (mang điện tích dương). Quá trình sản phẩm tiếp xúc với bột sơn thì các hạt sơn sẽ được hút chặt và bám đều lên bề mặt.

Phun sơn tĩnh điện
Bột sơn có điện tích âm sẽ bám chặt vào sản phẩm có điện tích dương

Bước 3: Gia nhiệt

Sản phẩm sau khi phun được đưa vào lò nung ở nhiệt độ khoảng 180–200°C trong vòng 10–15 phút để bột sơn chảy ra, tạo thành lớp màng sơn bền chắc.

Gia nhiệt sơn tĩnh điện
Gia nhiệt sơn tĩnh điện sẽ giúp bột sơn chảy ra tạo thành lớp màng sơn bền chắc

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

  • Độ bám dính cao, độ bền vượt trội: Lớp sơn bám rất chắc trên bề mặt kim loại, không bong tróc, không rỉ sét dễ dàng.
  • Khả năng chống ăn mòn, chịu thời tiết tốt: Phù hợp với cả môi trường ngoài trời, công nghiệp, nơi có độ ẩm cao hoặc nắng nóng.
  • Thẩm mỹ cao: Màu sơn đều, mịn, có nhiều hiệu ứng (nhám, bóng, vân gỗ, ánh kim...). Không bị chảy sơn, lem sơn như phương pháp phun truyền thống.
  • Tiết kiệm và thân thiện với môi trường: Không dùng dung môi hóa học độc hại, bột sơn dư có thể thu hồi và tái sử dụng.
  • Tự động hóa dễ dàng: Phù hợp cho sản xuất công nghiệp với dây chuyền tự động.
Ưu điểm sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện có độ bám dính và độ bền vượt trội

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

  • Chỉ dùng cho vật liệu dẫn điện (chủ yếu là kim loại): Không thể sơn lên gỗ, nhựa, thủy tinh... trừ khi có xử lý đặc biệt.
  • Đầu tư ban đầu cao: Cần thiết bị chuyên dụng như súng sơn tĩnh điện, buồng sơn, lò nung… → Chi phí đầu tư lớn nếu làm quy mô nhỏ.
  • Không dễ sửa chữa tại chỗ: Nếu lớp sơn bị trầy xước, khó khắc phục bằng cách thông thường như sơn lại chỗ đó. Thường phải sơn lại cả sản phẩm.
  • Không linh hoạt với vật thể phức tạp: Các chi tiết có hình dạng rỗng, nhiều khe nhỏ hoặc bị che khuất sẽ khó phủ đều lớp sơn.
Kim loại
Sơn tĩnh điện chỉ có thể sơn lên các vật liệu dẫn điện, chủ yếu là kim loại

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nơi yêu cầu độ bền cao, thẩm mỹ đẹp, và chống ăn mòn. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến nhất:

1. Ngành nội – ngoại thất

  • Bàn ghế văn phòng, tủ sắt, kệ sắt, giường sắt...
  • Cửa cổng, hàng rào, lan can bằng sắt hoặc nhôm.
  • Khung mái che, giàn hoa ngoài trời (do sơn tĩnh điện chịu được nắng mưa tốt).
Bàn ghế sơn tĩnh điện
Bàn ghế sơn tĩnh điện

2. Ngành ô tô – xe máy – cơ khí

  • Mâm xe, khung xe, ống pô, phụ tùng kim loại.
  • Thiết bị cơ khí và kết cấu thép.

Giúp tăng độ bền và chống ăn mòn cho các chi tiết dễ bị gỉ sét.

Mâm xe sơn tĩnh điện
Mâm xe sơn tĩnh điện

3. Ngành điện – điện tử – thiết bị công nghiệp

  • Tủ điện, vỏ máy biến áp, tủ điều khiển...
  • Vỏ máy công nghiệp, quạt công nghiệp, máy bơm...

Sơn tĩnh điện giúp cách điện, tăng tuổi thọ cho thiết bị.

Tủ điện sơn tĩnh điện
Tủ điện sơn tĩnh điện

4. Đồ gia dụng

  • Tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, lò vi sóng...
  • Giá kệ bếp, chân quạt, khung treo TV, máy lọc nước...
Khung tivi sơn tĩnh điện
Khung tivi sơn tĩnh điện

5. Kết cấu thép & xây dựng

  • Dầm thép, khung nhà tiền chế, giàn giáo, thang máng cáp.
  • Đặc biệt trong các công trình ngoài trời, nơi có yêu cầu chống rỉ cao.
Khung thép sơn tĩnh điện
Khung thép sơn tĩnh điện

6. Trang trí và quảng cáo

  • Khung bảng hiệu, giá treo, biển quảng cáo kim loại.
  • Các sản phẩm cần độ bóng, màu sắc đẹp, chống trầy xước.
Biển quảng cáo sơn tĩnh điện
Chữ quảng cáo sơn tĩnh điện