Ngũ hành

Ngũ hành
Ngũ hành

Từ xa xưa khi con người còn có cái nhìn sơ khai về vũ trụ, họ đã sử dụng thuyết âm dương để giải thích cho sự hình thành và vận động không ngừng của nó. Cùng với đó ngũ hành đã ra đời để giải thích một cách có hệ thống, dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi chu trình của âm và dương.

Ngũ hành là gì?

Theo triết học Trung Hoa cổ đại, vạn vận sinh ra, tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên trên trái đất đều phải dựa trên 5 yếu tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là Ngũ Hành. Ngũ Hành được áp dụng trong Kinh Dịch từ thời nhà Chu trước Công Nguyên, đánh dấu là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất về triết học phong thủy. Ngày nay Ngũ Hành vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự vận động và phát triển trong đời sống con người.

Click vào các yếu tố để biết rõ hơn

Theo thuyết Ngũ Hành, tất cả các vật chất, sự vật đều có mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc với nhau, tồn tại song hành và tác động qua lại với nhau, các mối quan hệ đó không thể bị phủ nhận và tách rời.

Quy luật của Ngũ Hành

Quy luật tương sinh, tương khắc chính là sự chuyển hóa giữa Trời và Đất góp phần tạo nên tất cả sự sống trên trên thế giới. Hai yếu tố tương sinh và tương khắc luôn tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có yếu tố tương khắc và ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh, chính điều này giúp duy trì sự sống của mọi sinh vật.

Ngũ Hành tương sinh là gì?

Tương sinh là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng và phát triển. Nếu xét theo phương diện Ngũ Hành thì cái sinh ra nó là mẫu, cái nó sinh ra là tử và cùng tuân thủ theo quy luật sau:

Kim sinh Thủy: nếu kim loại bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

Thủy sinh Mộc: nước góp phần duy trì sự sống, giúp cây cối phát triển

Mộc sinh Hỏa: cây cối khô cháy sinh ra lửa

Hỏa sinh Thổ: lửa sẽ đốt mọi thứ thành tro bụi, tro bụi sẽ thành đất.

Thổ sinh Kim: kim loại được hình thành từ trong lòng đất.

Ngũ Hành tương khắc là gì?

Tương khắc có nghĩa là áp chế nhau, kìm hãm và cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Việc tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng của tuy nhiên nếu quá khắc nhau sẽ làm cho vật chất bị suy vong, hủy diệt.  Trong phương diện của quy luật Ngũ Hành tồn tại mối quan hệ cái khắc nó và cái nó khắc và tuân theo quy luật như sau:

Mộc khắc Thổ: cây cối hút hết chất dinh dưỡng của đất khiến đất trở lên khô cằn.

Thổ khắc Thủy: đất hút nước đồng thời ngăn chặn dòng chảy của nước.

Thủy khắc Hỏa: nước có khả năng dập tắt lửa.

Hỏa khắc Kim: lửa mạnh sẽ làm kim loại bị nung chảy.

Kim khắc Mộc: kim loại rèn thành dao, rìu có khả năng chặt đổ cây,

Tóm lại tương sinh và tương khắc là hai quy luật tồn tại song hành cùng với nhau, hỗ trợ nhau để duy trì sự cân bằng vạn vật trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì mọi sự vật sẽ phát triển cực độ dẫn tới các tác hại và ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể sinh sôi, nảy nở. Chính vì thế mối quan hệ sinh-khắc là mối quan hệ mật thiết không thể tách rời.

Ngũ Hành phản sinh là gì?

Phản sinh là hiện tượng tương sinh quá nhiều so với tương khắc, gây ra nhiều tai hại. Ví dụ củi khô khi cháy có thể tạo ra lửa đốt, tuy nhiên nếu củi khô quá nhiều sẽ dẫn tới đám cháy lớn gây nguy hại tới tài sản và tính mạng con người, đây chính là lý do tồn tại quy luật phản sinh trong Ngũ Hành.

Mộc sinh Hỏa: tuy nhiên nếu Mộc quá nhiều thì Hỏa sẽ gây hại.

Hỏa sinh Thổ: nếu Hỏa quá nhiều thì Thổ sẽ trở thành than.

Thổ sinh Kim: quá nhiều đất thì kim loại sẽ bị vùi lấp.

Thủy sinh Mộc: nếu nước quá nhiều thì cây cối sẽ bị cuốn trôi.

Kim sinh Thủy: nếu kim quá nhiều thì Thủy sẽ bị đục.

Ngũ Hành phản khắc là gì?

Trong tương khắc còn tồn tại mối quan hệ là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nếu cái nó khắc có sức mạnh quá lớn sẽ khiến nó bị tổn thương và không còn khả năng tương khắc nữa, đây chính là quy luật phản khắc.

Quy luật phản khắc trong Ngũ Hành:

Kim khắc Mộc: nếu Mộc quá cứng thì Kim bị gãy

Mộc khắc Thổ: Thổ quá nhiều thì Mộc sẽ bị suy yếu (giống như cây mọc trên đá sẽ không được tươi tốt).

Thổ khắc Thủy: nếu Thủy quá nhiều sẽ khiến Thổ bị bào mòn, sạt lở

Thủy khắc Hỏa: nếu Hỏa quá nhiều thì Thủy sẽ cạn.

Hỏa khắc Kim: Nếu Kim quá nhiều thì Hỏa sẽ bị dập tắt.

Có thể nói việc hiểu rõ mối quan hệ tương sinh, tương khắc và phản sinh, phản khắc giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, tổng quan về sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ và đời sống hàng ngày, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý.

Ngũ Hành ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của con người

Lâu nay Ngũ Hành ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống con người, nhất là người Châu Á. Việc áp dụng các quy luật Ngũ Hành được sử dụng rỗng rãi tron nhiều lĩnh vực khác nhau từ xây nhà, sinh con đẻ cái, lựa chọn nghề nghiệp, lấy chồng, lấy vợ.... Thậm chí ngày nay nhiều người sếp khi lựa chọn nhân viên làm việc cho mình cũng dựa vào Ngũ Hành để chọn những người có tuổi phù hợp.

 

Theo ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ (bởi lửa cháy thành tro và tro hòa vào đất), chính vì vậy mệnh Thổ hợp với các màu của mệnh Hỏa như màu đỏ, hồng, tím và cam đậm. Nếu bạn là người mang mệnh Thổ thì khi sử dụng các màu của mệnh Hỏa sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển công danh, sự nghiệp.

Mệnh thủy (nước) vốn là mệnh tượng trưng cho sự dịu dàng - là đặc trưng tính cách của những người mệnh Thủy. Những người mang mệnh Thủy thường không trực tiếp đối diện với mục tiêu mà họ mong muốn nhưng lại vô cùng khôn khéo trong cách ứng xử. Mặc dù được coi là những người có tính cách nhẹ nhàng, tuy nhiên trong công việc hay trong cuộc sống lúc cần cấp thiết họ lại vô cùng khủng khiếp như một trận lũ có thể san bằng tất cả

Theo ngũ hành, mệnh Mộc là mệnh tượng trưng cho sự sống thực vật có trong thiên nhiên, bao gồm cả các bộ phận của cây như rễ, thân, nhánh, cành, lá hoặc là cây cỏ ven đường. Gỗ cháy sinh ra lửa vậy nên Mộc sinh Hỏa, nước lại giúp cho cây cối được tươi tốt cho nên Thủy sinh Mộc vậy nên màu sắc phù hợp với mệnh Mộc là các màu đen hoặc màu xanh của nước biển, màu xanh lá cây. Ngược lại mệnh Mộc khắc mệnh Kim hay Mộc khắc Thổ vì cây hút dưỡng chất từ đất.

Theo thuật ngũ hành thì Thổ sinh Kim chính vì vậy mệnh Kim sẽ hợp màu của mệnh Thổ và màu của mệnh Kim

Từ xưa tới nay lửa (hỏa) luôn là biểu tượng cho sự sống mãnh liệt, là ý chí và đam mê, quyết tâm phấn đấu. Với những người mang mệnh hỏa thì việc sử dụng các đồ vật mang màu sắc phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công danh, sự nghiệp và trấn an tinh thần