You are here

Gỗ Trắc là gỗ gì? Những đặc tính gỗ trắc ứng dụng trong đời sống bạn cần biết?

Có thể nói trong các loại gỗ phổ biến ở Việt Nam hiện nay như gỗ pư mu, gỗ căm xe... thì gỗ trắc vẫn là loại gỗ được nhiều người đánh giá cao hơn cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ. Bạn có thể thấy loại gỗ này được sử dụng phổ biến để chế tác ra các đồ gỗ  nội thất cao cấp và thường có giá thành đắt đỏ. Đây là loại gỗ quý hiếm trên thị trường chính vì vậy ngoài việc có tiền ra bạn cần có duyên thì mới có thể sở hữu được một sản phẩm là từ gỗ trắc có chất lượng cao đúng theo yêu cầu sử dụng. Vậy gỗ trắc là gỗ gì? đặc tính của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

Gỗ trắc là gì?

Gỗ trắc là loại gỗ được khai thác từ giống cây có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis - là cây bản địa xuất hiện phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam gỗ trắc là cái tên khá phổ biến và còn được người ta hay gọi với cái tên Cẩm Lai Nam Bộ.

Gỗ trắc
Gỗ trắc

Đặc điểm của cây gỗ trắc

Cây gỗ trắc có đường kính thân lớn và có chiều cao lên tới 25m với đường kính thân tới 1m. Vỏ của cây gỗ trắc nhẵn và có màu xám nâu. Cây trắc vốn là cây có tốc độ sinh trưởng chậm, khi cây còn non thường có xu hướng núp dưới bóng râm của cây khác để phát triển, lúc lớn lên lại ưa ánh sáng. 

Cây gỗ trắc phân bổ chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, tại Việt Nam bạn có thể gặp cây trắc ở các vùng miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum... Các nước khác gần Việt Nam như Lào và Campuchia cũng có khá nhiều loại cây này.

Cây gỗ trắc
Cây gỗ trắc có nhiều tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Đặc điểm của gỗ trắc

Gỗ trắc là một trong những loại gỗ được sử dụng từ xưa tới nay và được nhiều người yêu thích bởi những đặc điểm sau đây:

Độ bền cao: có thể nói trong các loại gỗ thì gỗ trắc có độ bền rất cao, tỷ trọng riêng lớn và có đường kính thân cây khi trưởng thành lớn. Bề mặt của gỗ khi chế tác thành phẩm ít bị cong vênh, dai và khả năng chịu nắng mưa rất tốt chính bởi vậy bạn có thể sử dụng hàng trăm năm mà không gặp vấn đề gì ảnh hưởng tới chất lượng của gỗ. Hiện nay trên thị trường hoặc trong các hộ gia đình vẫn còn tồn tại các sản phẩm bàn ghế, giường tủ làm từ gỗ trắc được truyền qua nhiều thế hệ.

Tính thẩm mỹ cao: do thớ gỗ của gỗ trắc mịn màng với nhiều đường vân chìm tựa như những đám mây vô cùng sắc nét. Bên trong gỗ trắc có chứa tinh dầu có tác dụng giúp cho sản phẩm làm ra có độ bóng rất đẹp. Các sản phẩm làm từ gỗ trắc càng sử dụng lâu càng bóng, trở lên sang trọng hơn, giá trị thẩm mỹ từ đó cũng tăng lên bởi vậy đây là loại gỗ rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Bàn ghế gỗ trắc
Các sản phẩm làm từ gỗ trắc thường rất đẹp

An toàn với người sử dụng: không giống như một số loại gỗ khác có thể có tiết ra mùi hương gây dị ứng với một số người khi sử dụng thì gỗ trắc rất lành tính, an toàn, bạn có thể sử dụng sản phẩm làm từ gỗ trắc một cách thoải mái mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Các loại gỗ trắc hiện nay

Gỗ trắc có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái mà chúng được chia làm các loại khác nhau cụ thể như:

Gỗ trắc đỏ (hay còn gọi là gỗ Hồng Mộc): gỗ trắc loại này có màu đỏ với thân cây lớn, tán cây có nhiều cành. Gỗ trắc đỏ được coi là một trong những loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay. Đặc điểm của gỗ trắc đó chính là nếu gỗ sử dụng lâu màu sắc sẽ xuống dần tới màu đen tuy nhiên không được đen như gỗ trắc đen. 

Gỗ trắc đỏ
Gỗ trắc đỏ có màu gỗ là màu đỏ

Gỗ trắc đỏ có độ cứng cao, mùi thơm nhẹ, các sản phẩm làm từ gỗ trắc đỏ có màu sắc rất nổi bật, cuốn hút mang tới cho không gian sự độc đáo, đẹp mắt hơn chính bởi vậy rất nhiều người yêu thích sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ trắc đỏ nhất là người Trung Quốc bởi theo quan niệm của họ màu đỏ vốn là biểu tượng của sự may mắn.

Gỗ trắc đen: tại Việt Nam gỗ trắc đen là loại gỗ được liệt vào danh sách các loại gỗ quý hiếm nhất. Gỗ trắc đen có độ cứng vô cùng cao và khả năng chịu va đập cực tốt, các sản phẩm làm từ gỗ trắc đen có độ bền rất lớn nếu chính bởi vậy thị trường rất ưa chuộng loại gỗ này.

Gỗ trắc đen
Gỗ trắc đen là loại gỗ vô cùng quý hiếm

Gỗ trắc đen có màu gỗ đen xám đặc trưng, các đường vân gỗ rất đẹp và sang trọng. Do gỗ trắc đen có màu đen nên nhiều người dễ nhầm lẫn với gỗ mun. Gỗ trắc có độ bóng cao do bên trong có chứa tinh dầu chính bởi vậy bề mặt gỗ rất nổi bật, bạn có thể sử dụng trực tiếp các sản phẩm làm từ gỗ trắc mà không cần trải qua quá trình sơn PU. Về độ bền của gỗ trắc thì rất ít có loại gỗ nào sánh bằng bởi thể các sản phẩm làm từ gỗ trắc luôn có giá rất cao và ít người có điều kiện để sở hữu.

Gỗ trắc xanh: đây là loại gỗ khá đặc biệt khi vân gỗ có khả năng đổi thành nhiều màu khác nhau tùy thuộc vào góc độ ánh sáng chiều vào, nó giúp sản phẩm làm ra mang vẻ đẹp lung linh pha chút huyền ảo. Nếu bạn quan sát sản phẩm làm từ gỗ trắc xanh trong bóng tối thì bạn sẽ nhận thấy nó chuyển sang màu ngọc bích rất đẹp. Gỗ trắc xanh là loại gỗ được đánh giá là có độ cứng cao, không bị mối mọt chính bởi vậy loại gỗ này thường được sử dụng để làm tủ, bàn ghế hoặc chuỗi hạt.

Gỗ trắc xanh
Gỗ trắc xanh có khả năng đổi màu tùy thuộc vào góc độ của ánh sáng

Gỗ trắc Nam Phi (hay còn gọi là trắc Ngô): đây là loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi, bên trong gỗ không có chứa tinh dầu bởi vậy không có mùi thơm đặc trưng của gỗ trắc và các sản phẩm thô làm ra do đó có độ bóng không cao. Gỗ trắc Nam Phi có độ cứng khá cao tuy nhiên dễ bị nứt nếu không được xử lý kỹ. Giá thành của gỗ trắc Nam Phi rẻ hơn gỗ trắc khai thác tại Việt Nam khoảng 10-15%.

Gỗ trắc Nam Phi
Gỗ trắc Nam Phi có giá thành rẻ hơn gỗ trắc Việt Nam từ 10-15%

Gỗ trắc vàng: dù gỗ trắc vàng cũng được liệt vào loại gỗ quý hiếm tuy nhiên nó không có giá cao như gỗ trắc đen và gỗ trắc đỏ. Gỗ trắc vàng có màu vàng, để lâu có thể xuống thành màu vàng sẫm khá đẹp mắt. Gỗ trắc vàng xuất hiện nhiều ở các khu vực miền Trung nước ta.

Gỗ trắc vàng
Gỗ trắc vàng khi để lâu sẽ xuống màu vàng sẫm

Gỗ trắc dây (hay còn gọi là trắc gai): gỗ trắc dây có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis và được xếp vào loại cây thân leo, phát triển rất chập và có chiều dài 11-15m. Gỗ trắc dây thường sống bằng cách bám vào thân cây khác và đây là cây có đường kính nhỏ nhất trong họ gỗ trắc chỉ khoảng 30cm. Gỗ trắc dây có giá thành rẻ, gỗ có độ cứng không cao chính bởi vậy thường được làm đồ nội thất đơn giản hay các đồ thủ công mỹ nghệ.

Gỗ trắc dây
Gỗ trắc dây thường được làm đồ nội thất đơn giản hoặc đồ thủ công mỹ nghệ

Công dụng của gỗ trắc

Có thể nói gỗ trắc là loại gỗ có độ cứng cao, mùi thơm dễ chịu, độ bền rất cao và màu sắc đẹp chính bởi vậy loại gỗ này được sử dụng phổ biến để chế tạo ra các đồ nội thất hoặc các đồ thủ công mỹ nghệ như tượng gỗ di lặc với màu sắc tuyệt đẹp mà khó loại gỗ nào sánh bằng. Một số sản phẩm làm bằng gỗ trắc có thể kể đến như:

Bàn ghế gỗ trắc
Bàn ghế gỗ trắc

Tủ gỗ trắc
Tủ gỗ trắc

Tượng phật Di Lặc gỗ trắc
Tượng phật Di Lặc gỗ trắc